Phụ Kiện Camera | Ổ cứng | Thẻ nhớ | Nguồn
Switch PoE (Power over Ethernet) ngày càng được sử dụng phổ biến để vừa cung cấp nguồn điện và truyền dữ liệu qua cùng một đường truyền cho các thiết bị mạng như camera IP, điện thoại VoIP, điểm truy cập WiFi,… Thiết bị này được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí, thời gian cho việc kéo dây điện và dây mạng riêng biệt. Ngay trong bài viết này, bạn sẽ nắm được mọi thông tin cần thiết về công nghệ này. Ngoài ra, ViNa CCTV sẽ hướng dẫn bạn cách chọn loại switch PoE phù hợp và tiết kiệm nhất.
Switch PoE là gì?
Switch PoE là thiết bị chuyển mạch đã được nâng cấp thêm tính năng cấp nguồn điện qua cổng mạng Ethernet. Nói cách khác, switch PoE sẽ vừa cung cấp kết nối mạng và vừa cấp điện để các thiết bị như camera IP, AP WiFi, điện thoại VoIP,…có thể hoạt động bình thường.
Switch PoE được sử dụng phổ biến để vừa cung cấp nguồn điện và truyền dữ liệu
Phân loại các Switch PoE phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều cách để phân loại switch PoE, nhưng chủ yếu được dựa trên các tiêu chí sau:
Theo số cổng
Switch PoE thường có từ 4 đến 48 cổng PoE, phổ biến nhất là các dòng sản phẩm 8 cổng, 12 cổng, 16 cổng, 24 cổng, 48 cổng PoE.
Switch PoE thường có từ 4 đến 48 cổng PoE
Theo tính năng
Switch PoE không quản lý (Unmanaged): Là loại switch có tính năng đơn giản, không cần phải cấu hình mà chỉ cần cắm là sử dụng. Nó thích hợp cho các ứng dụng đơn giản như gia đình, nhà bán lẻ nhỏ.
Switch PoE có quản lý (Managed): Là loại switch có nhiều tính năng quản trị, giám sát mạng nâng cao, được thiết kế cho các môi trường doanh nghiệp lớn.
Theo tốc độ
Mỗi cổng trên switch PoE sẽ có tốc độ kết nối khác nhau, phổ biến nhất là: cổng 10Mbps, 100Mbps (Fast Ethernet) và cổng 1000Mbps (Gigabit Ethernet). Hiện nay hầu hết các sản phẩm switch PoE đều được hỗ trợ tốc độ Gigabit Ethernet.
Mỗi cổng trên switch PoE sẽ có tốc độ kết nối khác nhau từ 10Mbps đến 1000Mbps
Theo mức tiêu thụ năng lượng
Switch PoE có thể được phân loại thành các mức công suất khác nhau (IEEE 802.3at, 802.3af, 802.3bt) như sau:
Standard
Công suất cổng PoE
Công suất PoE toàn Switch
802.3af (PoE)
Tối đa 15,4w
102w
802.3at (PoE+)
Tối đa 30w
192w
802.3bt (PoE++)
Tối đa 90w
720w
Thông thường đa số doanh nghiệp sẽ chọn switch PoE+ (30w), vì đủ đáp ứng nhu cầu cấp nguồn cho camera IP, AP WiFi trong văn phòng hoặc nhà xưởng vừa phải.
Loại PoE++ chỉ sử dụng trong trường hợp nhu cầu rất lớn như trung tâm dữ liệu lớn, sân bay, các môi trường công nghiệp sử dụng hàng trăm hàng ngàn thiết bị.
Các tính năng nổi bật của PoE Switch
So với switch thông thường, PoE Switch có thêm những tính năng vượt trội sau:
Cấp nguồn điện cho các thiết bị mạng qua cáp Ethernet: Đây là chức năng cốt lõi của PoE Switch, giải quyết triệt để nhu cầu kéo dây điện riêng cho các thiết bị như camera IP, điện thoại VoIP, AP WiFi, gọn nhẹ và thuận lợi hơn.
Tự động bật/tắt nguồn điện: Switch PoE sẽ tự động cấp nguồn ra cổng PoE khi phát hiện thiết bị hỗ trợ PoE. Ngược lại sẽ ngắt khi tháo thiết bị ra hoặc thiết bị tắt nguồn.
Thông minh khi sử dụng với thiết bị không PoE: Switch PoE vẫn cho phép kết nối các thiết bị không hỗ trợ PoE (như laptop, máy tính) một cách bình thường, không gây ảnh hưởng gì.
Quản lý và cấu hình từ xa: Đối với các loại managed switch PoE, cho phép người quản trị có thể điều khiển tắt/bật nguồn PoE của từng cổng độc lập.
Giới hạn, cân bằng tổng lượng điện năng sử dụng: PoE switch có khả năng giới hạn tổng số công suất điện được phép tiêu thụ để tránh cháy, quá tải.
PoE Switch sở hữu nhiều tính năng siêu việt và thông minh
Lợi ích của công nghệ PoE Switch mang lại
Sử dụng PoE Switch chúng ta có thể nhận được rất nhiều lợi ích vượt trội, đặc biệt là tiết kiệm chi phí, nâng cao tính thẩm mỹ và dễ dàng sử dụng, bảo trì.
Chi phí lắp đặt
Với PoE switch, bạn chỉ cần kéo duy nhất một đường cáp mạng là có thể cung cấp được cả nguồn điện và kết nối mạng cho các thiết bị ở xa mà không cần đi dây điện riêng.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí mua dây điện, chi phí thuê thi công kéo dây điện, tiết kiệm không gian (vì không phải treo dây điện rời).
Tổng hợp, ước tính cho một hệ thống từ 10 camera trở lên, PoE có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 30-50% chi phí lắp đặt ban đầu
Ngoài ra, switch PoE còn giúp tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ hàng tháng. Bởi cổng Ethernet có tác dụng giống như “tấm lưới” kiểm soát được lượng điện năng tiêu thụ của từng thiết bị, đảm bảo cung cấp đúng công suất cần thiết.
Đồng thời, tổng mức tiêu thụ của toàn bộ các thiết bị cũng được giới hạn ở một mức nhất định. Nhờ đó mà tránh được tình trạng lãng phí hoặc thiết bị bị cháy, nổ do quá tải.
Switch PoE còn giúp tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ hàng tháng
Tăng tính thẩm mỹ
Thay vì phải kéo rất nhiều dây điện, dây mạng đến từng thiết bị, PoE switch cho phép cung cấp cả điện và mạng chỉ qua một dây duy nhất.
Điều này giúp các không gian trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn, không còn tình trạng dây nhợ bừa bãi. Bên cạnh đó còn hỗ trợ triển khai các giải pháp mạng không dây, không cần đến cáp.
PoE switch cho phép cung cấp điện và mạng qua một dây duy nhất nên rất gọn gàng
An toàn sử dụng
PoE switch cho phép các thiết bị mạng được kết nối liền mạch vào cùng một nguồn trung tâm thay vì nhiều nguồn cá nhân. Điều này hạn chế tối đa nguy cơ mất điện đột ngột.
Bên cạnh đó, PoE switch còn hỗ trợ bảo mật dữ liệu mạng ở mức cao hơn so với các loại switch thông thường. Người quản trị có thể dễ dàng phân biệt và kiểm soát các địa chỉ IP truy cập vào hệ thống. Nhờ đó mà độ tin cậy và độ bảo mật của switch PoE rất cao.
PoE Switch cho phép các thiết bị mạng được kết nối liền mạch, an toàn sử dụng
Ứng dụng của PoE Switch trong đời sống
Nhờ khả năng đem lại nhiều tiện ích như đã nêu ở trên, PoE switch ngày được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực như:
Hệ thống camera giám sát: Hầu hết các camera IP hiện nay đều được thiết kể để hỗ trợ công nghệ PoE. Việc sử dụng PoE switch cho camera IP giúp dễ dàng triển khai và tiết kiệm chi phí đáng kể.
Điện thoại VoIP: Đây là một trong những thiết bị được ứng dụng PoE sớm nhất. Điện thoại VoIP chỉ cần một kết nối duy nhất từ cổng PoE là có thể nhận cả mạng và điện.
Thiết bị IoT, công nghiệp: Các thiết bị công nghiệp cần di động linh hoạt thì việc sử dụng PoE là một lựa chọn hợp lý.
Chuông cửa có hình: Tích hợp camera và màn hình cảm ứng, chuông cửa thông minh cũng là một thiết bị điển hình của PoE.
Wifi Access Point: Cấp PoE cho AP Wifi là một trong những nhu cầu phổ biến đối với các doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy, PoE đã và đang là xu thế tất yếu của các thiết bị mạng hiện đại ngày nay.
PoE Switch ngày được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực như
Những hạn chế của Switch PoE có thể bạn chưa biết
Hạn chế về khoảng cách
Khoảng cách truyền tín hiệu của switch PoE thông thường là 100m qua cáp Ethernet. Đối với một số công trình lớn như khu công nghiệp, sân bay thì con số này có phần hạn chế.
May mắn là ngày nay đã có rất nhiều giải pháp để mở rộng tầm phủ sóng PoE như sử dụng thiết bị kéo dài PoE, hoặc dùng cáp quang PoE để nối dài đến 300m-500m mà vẫn đảm bảo tính ổn định.
Khoảng cách truyền tín hiệu của switch PoE thông thường là 100m qua cáp Ethernet
Cần lưu ý về nguồn điện
Để đảm bảo PoE switch hoạt động ổn định khi phải cấp nguồn cho nhiều thiết bị cùng lúc, bạn cần đảm bảo nguồn điện của switch có đủ công suất đầu vào.
Cụ thể, tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị (đã cộng thêm 10-20% dự phòng) không được vượt quá khả năng cấp điện tối đa của switch.
Nếu không đủ, bạn cần nâng cấp lên switch có công suất PoE lớn hơn (ví dụ từ PoE lên PoE+) hoặc giảm bớt số lượng thiết bị đấu nối.
Bí quyết lựa chọn Switch PoE chất lượng và phù hợp nhất
Để lựa chọn được switch PoE ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau đây:
Số lượng cổng cần đủ để kết nối tất cả các thiết bị mạng có sử dụng PoE.
Chọn đúng tốc độ cổng phù hợp với thiết bị (100Mbps, 1000Mbps).
Tính năng (Unmanaged hay Managed).
Công suất PoE (802.3af, 802.3at hay 802.3bt)
Công suất đầu vào tổng của switch phải lớn hơn tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị.
Độ bền của thương hiệu: Các sản phẩm của UPCOM, Cisco, TP-Link thường được đánh giá cao hơn so với các thương hiệu khác.
Lưu ý khi lựa chọn được switch PoE ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng
Giá của Switch PoE có đắt không?
So với các sản phẩm cùng loại, giá của switch PoE sẽ cao hơn từ 20% đến 40%, tùy thuộc vào từng thương hiệu và model. Mặc dù vậy, so với chi phí cho việc kéo dây điện và dây mạng riêng biệt thì con số chênh lệch này không đáng kể.
Hiện tại một số mẫu switch PoE đang được bán với giá rất tốt như:
Switch POE 8 cổng UPCOM POE308G-2G chỉ 3.290.000 VND
Switch POE 24 cổng UPCOM POE3024G-2GS chỉ 8.790.000 VND
Nếu tính ra thì chi phí cho mỗi cổng PoE chỉ từ 100.000 – 500.000 VND. Con số này khá “mềm” và có thể chấp nhận được đối với đại đa số người dùng.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về switch PoE mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể hiểu rõ về công nghệ này cũng như áp dụng đúng cách trong thực tế. Để được tư vấn giải pháp về báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Thông tin liên hệ ViNa CCTV:
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Camera Việt Nam
Số điện thoại: 0903 060 333
Email: vinacctv.vn@gmail.com
Địa chỉ: 85 Võ Liêm Sơn, Phường 4, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh.